Bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới trong năm 2021

Thế giới đang phải gồng mình chống lại đại dịch Covid – 19, dịch bệnh đã kìm hãm phát triển kinh tế và làm đảo lộn bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới, nhiều nước không còn trụ vững trong thứ hạng mà lâm vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm chi tiết nhé!

bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới
Biểu đồ thể hiện 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong nhiều năm qua, bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới luôn ở mức ổn định, điển hình là top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới không có sự biến động mạnh nhưng hai năm trở lại đây khi đại dịch Covid – 19 bùng phát dữ dội đã làm rung chuyển bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Để giúp các bạn thấy được sự biến động rõ rệt ấy, chúng tôi đã tổng hợp top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch nhằm mô phỏng hiện tượng vực dậy kinh tế và suy thoái tồi tệ của một số quốc gia . Hãy cùng tham khảo để có cho mình những thông tin hữu ích nhé.

Bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới

Bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới

Theo sự phân tích của kênh truyền hình tài chính Mỹ uy tín nhất trong những kênh truyền hình thế giới – CNBC và dựa trên báo cáo tài chính về tổng sản phẩm quốc nội tính bằng đồng USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong khi các quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức vẫn nằm top 4 vị trí hàng đầu trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới thì một số quốc gia đã có sự biến động mạnh mẽ, cụ thể một quốc gia bị loại khỏi bảng xếp hạng và một số thứ hạng đã thay đổi so với trước khi xảy ra đại dịch.

Dưới đây là hai bảng thống kê cho thấy sự thay đổi bảng xếp hạng nền kinh tế trên thế giới sau một năm trải qua đại dịch Covid – 19, một sự kiện lịch sử chưa từng có trước đây. Bảng thống kê vào tháng 4/2021 dựa trên sự phân tích của CNBC và cơ sở dữ liệu về Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF.

bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới
Bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới năm 2019.

Bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới năm 2020. 
Bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới năm 2020.

Phân tích sự biến động bảng xếp hạng nền kinh tế trên thế giới

Dựa trên hai bảng thống kê đã cho thấy sự thay đổi đáng chú ý trong thứ hạng của top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới trước và sau đại dịch Covid – 19, cụ thể như:

Brazil loại khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới

Trong năm 2019, Brazil từ nền kinh tế đứng thứ 9 thế giới chỉ xếp sau Ý, thì trước ảnh hưởng của đại dịch Brazil đã tụt xuống vị trí thứ 12. Đây cũng là quốc gia duy nhất bị trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Theo dự đoán xa nhất của IMF, quốc gia Nam Mỹ này được dự báo chưa thể trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất cho tới năm 2026.

Theo báo cáo ghi nhận, Brazil đứng thứ ba về tổng số ca nhiễm Covid – 19 và đứng thứ hai thế giới về tổng số ca tử vong. Để có hiện trạng tồi tệ trên, nguyên nhân chủ yếu do sự đánh giá thấp mối đe dọa của dịch bệnh khi Tổng thống Jair Bolsonaro đã nhiều lần từ chối áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia nhằm ngăn chặn dịch bệnh. 

Với sự coi thường mức độ nguy hiểm của đại dịch Covid – 19 dẫn đến khả năng lây lan không thể kiểm soát, số người nhiễm bệnh tăng nhanh chóng trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe không thể đáp ứng được khiến nền kinh tế của quốc gia này rơi vào khủng hoảng và đang nỗ lực để phục hồi. Cụ thể, trong năm 2020 kinh tế Brazil đã sụt giảm 4,1% và theo IMF dự đoán có thể sẽ tăng trưởng 3,7% vào năm 2021.

Ấn Độ tụt hạng so với Anh

Trong bảng thống kê nền kinh tế trước và sau đại dịch, sự thay đổi đáng kể đến là việc Ấn Độ tụt hạng so với Anh. Ấn Độ từ một quốc gia đứng vị trí thứ 5 sau Đức vào năm 2019 đã tụt một bậc xếp sau Anh trong năm 2020.

Theo dự đoán của IMF, quốc gia này sẽ không thể giành lại vị trí thứ 5 như trước trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu cho đến tận năm 2023. Vì trong năm 2020, kinh tế Ấn Độ đã chịu tổn thất nặng nề bởi các đợt phong tỏa nghiêm ngặt để kiềm chế dịch bệnh Covid – 19.

Theo IMF dự báo, nền kinh tế Ấn Độ sẽ giảm 8% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021. Đồng thời, Quỹ IMF dự kiến Ấn Độ sẽ tăng trưởng 12,5% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022. Trong quý 1 năm 2021, một số chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng đợt bùng phát dịch mạnh mẽ mới đây có thể gây kìm hãm triệt để khả năng triển vọng kinh tế của Ấn Độ trước đó. Cụ thể, Ấn Độ đã vượt Brazil trở thành quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. 

Hàn Quốc lọt top 10 – một sự vực dậy đáng chú ý

Cùng với việc Brazil vượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, Hàn Quốc đã vươn lên vị thí thứ 10 và được IMF dự đoán Hàn Quốc sẽ duy trì vị trí này ít nhất đến năm 2026.

Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 sớm nhất (hồi đầu năm 2020). Quốc gia này đã ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh thành công và nhờ vào lĩnh vực kim ngạch xuất khẩu chip bán dẫn tăng mạnh đã giúp nền kinh tế “xứ Kim chi” chỉ sụt giảm ở mức 1% so với các nền kinh tế quốc gia khác. Theo IMF dự đoán, nền kinh tế Hàn Quốc có thể sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm nay.

Kết

Từ những thông tin trên bạn có thể có cái nhìn tổng quan về bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới trong những năm gần đây, nắm được sự biến động mạnh mẽ và nguyên nhân của sự thay đổi các nền kinh tế thế giới. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về nền kinh tế các quốc gia trên thế giới.

Tin tức liên quan