THỦ TỤC NHẬP TRẠCH LẤY NGÀY

Từ xưa đến nay, mỗi khi xây nhà mới xong, một nghi lễ không thể thiếu trước khi dọn vào ở đó là thủ tục nhập trạch lấy ngày, đây là một thủ tục rất quan trọng đối với gia đình, được xem như một thủ tục thay một lời xin phép để được dọn vào nhà mới trước sự cho phép và chứng kiến của tổ tiên và thần linh để được họ phù hộ cho gia đình gặp được nhiều may mắn, và có một sự khởi đầu mới suôn sẻ, gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Vậy nhập trạch vào nhà mới cần những lễ nghi gì và cần chú ý những điều gì, mời các bạn xem nội dung dưới đây.

Khái niệm thủ tục nhập trạch lấy ngày

Theo dân gian từ xưa đến nay, mỗi một vùng đất đều có một vị thổ thần cai quản/ Trước khi dọn vào nhà mới cần làm thủ tục nhập trạch lấy ngày cũng như thông báo cho vị thổ thần đó biết về việc gia chủ sắp dọn vào, mong sao các vị thổ thần chấp nhận và phù hộ cho gia chủ có một cuộc sống an lành, hạnh phúc, may mắn, tránh những điều xấu có thể đến với gia chủ.

thu-tuc-nhap-trach-lay-ngay

Nhiều người cho rằng chỉ cần xem ngày nhập trạch là được, tuy nhiên để xem đúng cho từng gia chủ thì cần phải xem tuổi gia chủ trước khi xem ngày đẹp. Ngày đẹp(ngày các sao) là ngày hợp với tuổi, hợp mệnh của gia chủ, tránh nhập trạch vào những ngày kiêng kị như ngày dương công, tam nương, thọ tử, 15 tháng 7 âm lịch, ngày thiên can xung khắc với tuổi của gia chủ.

Sau khi đã xem ngày đẹp để tiến hành thủ tục nhập trạch lấy ngày, như vậy khi vào nhà mới đường công danh sự nghiệp, sức khỏe của gia chủ mới được suôn sẻ, may mắn. Theo phong tục tất cả các đồ dùng trong nhà phải được chính các thành viên trong gia đình tự tay dọn vào, không được thuê mướn người ngoài làm ngoại trừ một số đồ to lớn như giường tủ… Sau khi dọn đồ xong sẽ tới dọn đồ cúng nhập trạch vào sau.

thu-tuc-nhap-trach-lay-ngay

Thứ tự di chuyển vào nhà mới như sau, đầu tiên là người vợ sẽ cầm một chiếc gương hướng vào nhà đi trước, tiếp theo sau là người chồng cầm bát hương gia tiên đi phía sau, cuối cùng là các con cầm các đồ dùng đi sau chót.

Một phần rất quan trọng của thủ tục nhập trạch lấy ngày đó chính là bài cúng. Bài cũng phải được chính gia chủ đọc trước bàn thờ gia tiên theo phong tục từ xưa đến nay. Một điều chú ý người tuổi cọp sẽ không được tham gia nghi lễ cũng nhập trạch, vì theo dẫn gia tuổi cọp kiên kỵ với nghi lễ này, nếu nhà có con cái thuộc tuổi cọp mà tham gia nghi lễ nhập trạch sẽ dẫn đến nhiều điều xui xẻo cho gia đình.

Thời gian để làm thủ tục nhập trạch lấy ngày tốt nhất nên diễn ra vào buổi sáng hoặc trưa, tránh làm khi mặt trời lặn vì lúc này sẽ có nhiều âm khí theo quấy phá gia chủ.

Thủ tục nhập trạch lấy ngày gồm 3 bước 

Bước 1: gia chủ chuẩn bị một bếp than,  nếu không có thể thay thế bằng bếp gas đặt giữa nhà, mục đích nhằm lấy lửa và may mắn cho gia đình. Tiếp theo sẽ mở sáng tất cả các đèn điện có trong nhà, mở hết tất cả các cửa bao gồm cửa sổ và cửa chính nhằm nhận thật nhiều vượng khí từ ngoài vào cho ngôi nhà mới của gia chủ. Tiếp theo người chồng sẽ cầm bát hương thổ địa bước qua bến than đã đượm lửa, tuy nhiên cần lưu ý chân trái bước qua trước chân phải bước sau. Tiếp theo các thành viên còn lại cũng làm tương tự.

thu-tuc-nhap-trach-lay-ngay

Bước 2: một phần cũng không kém quan trọng đó là gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên và cũng thổ địa trong này đầu tiên dọn vào nhà mới, cần chuẩn bị 3 mâm lễ như sau: mâm thứ nhất bao gồm hương, nến , hoa tươi; mâm thứ hai bao gồm trái cây chín đã ăn được, tránh mua trái cây còn non chưa chín; mâm thứ ba gồm các món mặn như cơm mỗi ngày gồm các món như gà luộc, rau xào, thịt lợn luộc, canh móng giò hầm măng, khổ qua nhồi thịt, chả giò, chả lụa và đặc biệt cần có một chai rượu trắng.

Ba mâm lễ này cần để cùng 1 bàn và tại nhà mới cần cúng nhập trạch. Người chồng sẽ là người đọc văn khấn.

Sau khi đọc văn khấn xong thì gia chủ sẽ tiến hành khai bếp, bật lửa nấu nước pha trà mời khách đến dự, việc làm này nhằm mang lại hơi ấm cho gia đình, đem lại sự đầm ấm sung túc cho gia chủ.

Bước 3: Sau khi hai bước trên đã hoàn thành thì gia chủ cần ngủ lại nhà mới một ngày nếu nhà chưa thật sự hoàn thành, như vậy mới được xem là làm lễ nhập trạch hoàn tất. Vì có nhiều gia đình chỉ làm thủ tục nhập trạch lấy ngày nhưng chưa dọn vào ở hẳn.

Lời kết

Có thể nói nghi lễ nhập trạch là rất quan trọng trong việc dọn vào nhà mới, đây không chỉ là nghi thức làm cho có, mà cần được chuẩn bị thực đầy đủ, tổ chức thật trang nghiêm và thành tâm để thực hiện đúng thủ tục và nhận được thật nhiều may mắn khi vào nhà mới thì gia chủ cần tham khảo và chuẩn bị thật chu đáo cho thủ tục nhập trạch lấy ngày này. Sau khi đã hoàn thành thủ tục này xem như bạn đã hoàn thành việc xin phép các bậc thần linh, bạn hoàn toàn có thể chuyển từ nhà cũ sang nhà mới, hoặc sang để quét dọn, trang trí nhà cửa trước khi dọn sang nhà mới. Sauk hi đã chuyển sang nhà mới bạn nên thắp nhanh mỗi ngày để giúp thần linh và ông bà tổ tiên có thể làm quen với không khí của nhà mới. Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn có một nghi lễ cho thủ tục nhập trạch lấy ngày chu đáo và đầy đủ, mang đến cuộc sống sung túc, vui vẻ, đầm ấm cho gia đình.

Tin tức liên quan