Rết là loài côn trùng chân đốt, có nọc độc săn mồi, nọc độc của rết có thể giúp rết tấn công và ăn thịt nhiều loại động vật không xương, hoặc các loài độc vật có vú nhỏ. Thậm chí, chất độc trong nọc độc của rết còn gây ra tình trạng nôn mửa, co giật và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được xử lý vào điều trị kịp thời. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu cách xử lý khi bị rết cắn qua nội dung bài viết sau nhé
Cách xử lý khi bị rết cắn
Đặc điểm chung của loài rết
Rết là loài côn trùng chân đốt, săn mồi bằng nọc độc, có thể tấn công và ăn thịt nhiều loại động vật. Chúng sống khá phổ biến ở nước ta và thường sinh sống, ẩn nấp trong khu vực ẩm ướt nên chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu.
Cơ thể rết thường gồm 15 đến 200 đoạn, trên mỗi đoạn thân thì có 1 đôi chân giúp nâng đỡ phần cơ thể đó. Tuyến nọc độc của rết nằm ở phần răng nanh của rết và độc tố của loài rết khá đang dạng, có tác dụng mạnh.
Theo nghiên cứu thống kê, hiện nay trên thế giới có đến 3500 loài rết, tuy nhiên chỉ có 15 loại có tuyến nọc độc gây ra các biểu hiện lâm sàng và gây nguy cơ tử vong cho nạn nhân.
Theo các nghiên cứu phân tích về nọc độc rết thì trong nọc độc rết có chứa các protein hoạt tinh sinh học, peptit cùng các phân tử nhỏ gây độc cho cơ, tim, hệ thần kinh, gây ra các cơn đau nhức và các biểu hiện lâm sàng khác. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng như thiếu máu cục bộ cơ tim, sốc phản vệ hay nhiễm độc thần kinh.
Rết thường hoạt động như thế nào
Rết là loài thích nghi với khí hậu ấm áp, thường hoạt động về đêm. Vì vậy, hầu hết các nạn nhân thường bị rết cắn vào các đêm hè.
Khi con rét bị cảm thấy đe dọa, nó sẽ lập tức phản ứng bằng cách dùng chân gần đầu nhất để đâm xuyên qua da kẻ thù. Do vậy, vết cắn của rết để lại hai vết đỏ trên da, hình chữ V cho vị trí chân rết.
Biểu hiện, triệu chứng khi bị rết cắn
Nạn nhân thường bị rết cắt ở các vị trí trên tay, chân hoặc những khu vực có khả năng gây nguy hiểm vùng cổ họng. Tại vị trí rết cắn cắn thường có biểu hiện chảy máu tại chỗ, sưng, đỏ, đau cục bộ. Ngoài ra, các vết cắn còn có hiện tượng ngứa, rát bỏng, để lại vết đỏ trên ra, trường hợp nếu lượng nọc độc lớn có thể khiến nhiễm trùng cục bộ, hoạt tử tại vị trí bị cắn, sưng hạch bạch huyết.
Tùy vào lượng nọc độc đã bị xâm nhập vào cơ thể khi bị rết cắn, nạn nhân có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sau
- Cấp độ 1 : chỉ xuất hiện các triệu chứng ngoài da như ngứa, mày đay, phù mạch trên cơ thể nạn nhân.
- Cấp độ 2 : Nạn nhân sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực, huyết áp không ổn định có thể tụt hoặc tăng, bụng đau quặn, xuất hiện tình trạng nôn mửa, toàn thân có thể xuất hiện tình trạng phù mạch, mày đay , ngứa khó chịu.
- Cấp độ 3 : Ở cấp độ này cơ thể nạn nhân nhợt nhạt, lạnh, huyết áp tụt, nạn nhân thở khó khăn hơn, toàn thân tím tái, nhịp thở rối loạn. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, rối loạn cơ tròn.
Ngoài ra, một số ít loại nọc độc rết gây các các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, lo sợ, cảm giác mất ý thức hoặc một số hứng cảm, rối loạn ý thức sau khi bị rết cắn.
Khi bị rết cắn, nạn nhân có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm khác như thiếu máu oxy cho cơ tim gây nhồi máu cơ tim, rối loạn đông máu, nhiễm trùng hoại tử tại chỗ, hoặc hội chứng tiêu cơ vân vấp.
Cách xử lý khi bị rết cắn
Hiện nay, chưa có thuốc giải độc đặc trị để điều trị cho nọc độc của rết. Do vậy, khi bị rết cắn, ta cần nhanh chóng xử lý bằng các bước sau nhằm ngăn chặn tác động của nọc độc vào cơ thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
- Xử lý sát khuẩn tại chỗ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng
- Có thể dùng đá lạnh để ngăn cản quá trình dẫn truyền thần kinh và co mạch nhằm ngăn ngừa tình trạng phù nề mô.
- Một số bệnh nhân ngâm vị trí bị rết cắn trong nước nóng để giảm bớt các cơn đau, đồng thời làm biến tính các chất độc không bền nhiệt có trong nọc độc nhằm giảm tác động xấu của nọc độc lên cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp nạn nhân cảm thấy đau tăng khi tiếp xúc với nước nóng.
- Giảm đau bằng cách dùng lidocain gây tê cục bộ
Với những trường hợp nặng, nạn nhân cần được điều trị toàn thân theo các bước sau tiêm SAT dự phòng uốn ván, dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng, đồng thời có thể dùng kèm thuốc corticosteroid, thuốc kháng histamine hoặc thuốc giải lo âu. Trong trường hợp, nạn nhân xuất hiện các biến chứng nặng thì phải được điều trị các chứng bệnh biến trứng đó.
Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu lâm sàng về nọc độc rết, cũng như qua quá trình điều trị các ca bệnh do rết cắn, thì thường thấy các triệu chứng do rết cắn thường hết sau vài ngày hoặc vài giờ, rất ít trường hợp bị rết cắn gây ra có triệu chứng nghiêm trọng. Chỉ có một số nạn nhân có bệnh lý nền như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường… thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ hơn.
Lời kết
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về độ nguy hiểm của nọc độc rết cũng như cách xử lý khi bị rết cắn. Hãy luôn dọn dẹp sạch sẽ khu vực sinh sống của mình nhằm hạn chế môi trường rết sinh sống và phát triển gần nơi ở của mình để tránh nguy cơ bị rết cắn.