Ngoài Aquarium, Paludarium hay Bonsai thì Terrarium cũng là một khái niệm không còn quá mới lạ trong nghệ thuật cây cảnh đối với dân chơi cây cảnh thủy sinh ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân biệt các kiểu terrarium khác nhau và các loại cây trong Terrarium. Trong bài viết dưới đây, các bạn sẽ có thêm những thông tin xoay quanh Terrarium, mời các bạn theo dõi nhé!
Terrarium là gì?
Thuật ngữ Terrarium xuất phát từ từ “terra” trong tiếng Latin, có nghĩa là đất sỏi. Còn hậu tố “arium” biểu thị một khu vực hoặc vật chứa có không gian giới hạn. Để hình dung dễ hơn thì bạn có thể xem ví dụ: armarium là tủ quần áo, vivarium là ao cá…
Terrarium là tên gọi chung để nói về mô hình một hệ sinh thái thu nhỏ, mô phỏng môi trường sống tự nhiên có đất, sỏi, nước, cây trồng, không khí và có thể có cả động vật. Terrarium thường được đặt trong các bể bằng thủy tinh với nhiều hình dạng khác nhau và độ khép kín cũng khác nhau.
Như vậy, tiêu chí để nhận biết một Terrarium là môi trường phải có đất hoặc cát, sỏi và sỏi, tương đối khép kín, cách biệt với môi trường xung quanh. Vậy nên các chậu cây cảnh, bonsai truyền thống dù có chậu mở hay cách biệt với môi trường xung quanh có thể không là Terrarium. Các bạn lưu ý nhé.
Nghệ thuật Terrarium
Tiểu cảnh Terrarium đòi hỏi người chơi phải thực sự đầu tư về thời gian cũng như độ tỉ mỉ và sáng tạo. Terrarium giúp bạn thỏa sức sáng nghệ thuật theo các loại môi trường, bốc cục, cây cảnh khác nhau, kết quả tạo ra vì thế cũng luôn đảm bảo tính độc đáo duy nhất.
Terrarium có thể chỉ cần chậu thủy tinh nhỏ, bên trong là một cụm các loại cây sen đá xinh xắn thêm vào vài phụ kiện trang trí. Hoặc nó cũng có thể hoành tráng hơn với một hồ bán cạn mini hoặc thậm chí lớn hơn là một khu vườn kính ngay trong căn nhà của bạn.
Không có giới hạn trong quy chuẩn sáng tạo, loại hình hay kích thước trong nghệ thuật Terrarium. Nó được tạo nên bởi sự ngẫu hứng mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ người thiết kế nhưng vẫn dựa trên những quy tắc cơ bản.
Các loại cây trong Terrarium phù hợp để trồng
Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi Terrarium thì những loài cây cảnh có vóc dáng nhỏ (thường là dạng cây bụi) được ưu tiên trồng trong mô hình Terrarium nhiều hơn. Chúng thường có khả năng chịu được những thay đổi của môi trường thời tiết, như cây sen đá, xương rồng, dương xỉ, lưỡi hổ, rêu và các loại cây không khí như Sao Mai, Hồng Hạnh, Kim Yến… Ngoài ra, cây Nhân Sâm có dáng dấp mạnh mẽ, cây Tóc Tiên mềm mại có lá rủ dài, cây Nữ Hoàng đem đến vẻ cực sang trọng hay cây Hồ Ly độc đáo giống như một chiếc đuôi xù của hồ ly…đều là những loại cây lý tưởng được dân chơi nhiều kinh nghiệm đúc kết và lựa chọn trồng thành công trong các bình tiểu cảnh Terrarium.
Các loại cây trong Terrarium vừa có dáng nhỏ nhắn, đa dạng về hình dạng và kích thước mà tuổi thọ lại khá cao. Vì vậy chúng rất phù hợp trồng trong thời gian dài ở các chai lọ thủy tinh nhỏ mà không phát triển quá khổ làm phá vỡ bố cục trang trí của bạn. Đây cũng là các loại cây chịu hạn rất tốt nên không đòi hỏi quá nhiều thời gian chăm sóc, tưới nước, bón phân. Cây vẫn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ có sen đá hay một số loại cây cỏ như xương rồng mới thích hợp trồng trong Terrarium . Điều này là không hoàn toàn đúng vì các tác phẩm ứng dụng trồng cây Terrarium hiện nay cho thấy các loại cây trong Terrarium rất đa dạng, sáng tạo giúp mọi người có thêm nhiều chọn lựa.
Phân loại Terrarium
– Terrarium kín
Terrarium kín là một không gian khép kín với một hệ sinh thái gần như đầy đủ các yếu tố cần thiết để các sinh vật trong đó phát triển. Do đặc điểm không gian kín nên ban ngày có những giọt nước ngưng tụ lại tại nắp và thành lọ do hơi ẩm bốc lên, ban đêm chúng lại thấm ngược xuống đất giúp duy trì độ ẩm.
Các loại động vật như bò sát, sâu bướm, bọ, cá cảnh… cũng thích hợp để nuôi trong Terrariums kín vì chúng khó có thể thoát ra ngoài môi trường.
Hỗn hợp đất và các nguyên liệu hỗ trợ trong Terrarium kín phải cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết tương tự trong tự nhiên để hệ thực vật trong bình phát triển tốt. Hỗn hợp đất thường gồm than bùn, đá Vermiculite, đá perlite… Các nguyên liệu hỗ trợ gồm có đá sỏi, xỉ than, than hoạt tính, đá núi lửa và các loại rêu tạo mảng xanh và giữ ẩm.
Tuy Terrarium dạng kính có thể duy trì độ ẩm cần thiết nhưng cũng cần quan sát thường xuyên để đảm bảo sự cân bằng của nó. Nếu trên nắp hoặc thành bình có quá nhiều hơi nước ngưng tụ, chảy thành dòng thì cần mở nắp để tạo sự thông thoáng và ngăn chặn nấm mốc phát triển. Ngược lại, nếu không thấy hơi nước ngưng tụ vào buổi sáng sớm hoặc thấy thảm thực vật đang héo dần thì bạn cũng cần cung cấp thêm nước.
– Terrarium mở
Terrarium mở là hệ sinh thái không khép kín, thường được sử dụng phổ biến hơn trong đa dạng loại hình môi trường và thực vật khác nhau. Loại hình này phù hợp ưa khô và cần nhiều ánh sáng. Một số cây nên trồng trong Terrarium mở như cây sen đá, xương rồng hoặc cây trồng trong nhà khác…
Dù là dạng kín hay hở thì việc chăm sóc Terrarium cũng phải luôn đảm bảo về nguồn dinh dưỡng, độ ẩm, sự thông thoáng cũng như ánh sáng và nhiệt độ phù hợp để hệ sinh thái bên trong phát triển tốt. Người chơi cũng phải tìm hiểu kỹ để chọn lựa các loại cây phối hợp với nhau, tránh tình trạng không tương thích dẫn đến cây bị chết do úng nước hoặc khô hạn.
Một lưu ý nữa là Terrariums mở chỉ thích hợp trồng các loại thực vật, không nên nuôi các loại động vật như bò sát, sâu bọ, nhện, bọ cạp… vì chúng đều dễ dàng thoát ra ngoài môi trường.
Lời kết
Có thể thấy, người chơi Terrarium đã khiến cả thế giới như thu nhỏ vừa bằng một chậu thủy tinh bởi sự sáng tạo và óc thiết kế độc đáo của mình. Đương nhiên, việc tham gia vào nghệ thuật Terrarium không phải là điều đơn giản. Nếu bạn nào có hứng thú thì nên bắt đầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nghệ thuật tiểu cảnh trên đây như các loại cây trong Terrarium hay các dạng Terrarium làm cơ sở để phát triển hơn nữa nhé.